Trong bộ nhận diện thương hiệu thì namecard là cái quan trọng đứng thứ 2 trong hệ thống nhận diện thương hiệu sau Logo, Namecard thường có các cụm thông tin sau đây.
1. LOGO doanh nghiệp, Slogan,
2. Cụm tên, chức vụ, số điện thoại cá nhân
3. Tên công ty, Địa chỉ, Tel, Fax, Email, Website, Facebook.
4. Dịch vụ công ty
5. Đường nét trang trí
Với kích thước khá nhỏ, nên việc bố trí các cụm thông tin phải được sắp xếp gọn gàng và trình tự ngăn nắp nhưng vẫn phải đạt được tính nghệ thuật. Cho nên tôi nói nó khó là vậy. Một số lưu ý tôi liệt kê ra như sau:
1. Thường namecard có 2 mặt. Với tôi, tôi thích kiểu card một mặt là mảng màu nhấn cùng màu chủ đạo trong thương hiệu của bạn. mặt còn lại sẽ là mặt giấy trắng để đặt text cho dễ nhìn.
2. Đường nét trang trí của thương hiệu sẽ luôn được xuất hiện tại namecard của bạn theo cùng một phong cách thống nhất.
3. LOGO cần được đặt ở một vi trí rộng rãi và trang trọng, không chèn ép trong khu vực quá nhỏ. Đặt trên nền với màu đủ tương phản để nhìn. Bạn có thể đảo màu ngược lại giữa logo và màu chủ đạo trong trường hợp tiêu chuẩn logo cho phép. Ví dụ, LOGO màu đỏ thì đặt trên nền trắng, nhưng nếu bạn muốn nhấn màu đỏ làm nền thì logo có thể là màu trắng.
4. Size text của namecard cũng nên dao động từ 7-14pt tùy nội dung. Ví dụ: Tên công ty thì cho to hơn 1 chút, Địa chỉ, Tel, Email…: Size 7-8 được. Tên cá nhân cũng được làm to hơn hoặc thêm bold.
5. Lưu ý cách sắp xếp: Bạn có thể, canh giữa, hay trái, hay phải thì tùy. Tuy nhiên, nó cần gọn gàng và trình tự và có liên kết dẫn mắt người xem.
6. Lỗi chính tả: Tôi thường phỏng vấn nhân viên bằng một bài test nhỏ là gõ lại địa chỉ của một công ty nào đó. Và hầu như tất cả các bạn đều mắc rất nhiều lỗi trong 1 dòng địa chỉ. Cũng phải tầm tầm 5 lỗi là trung bình. Cách chấm (.) phẩy (,) cách viết tắt, Ward, Dist., TP.HCM…. hầu như đều bị lỗi bạn không tin thì hãy thử xem mình viết có bị mắc lỗi hay không nhé! Rồi mã vùng điện thoại, card tiếng Việt thì mã vùng nên viết thế nào. Card Tiếng Anh, tieng nuoc ngoài thì lưu ý mã nước,…
Bạn có tin một cái namecard, chúng tôi phải duyệt liên tục đôi khi lên đến hơn 10 lượt điều chỉnh.
Cho nên tôi nói THIẾT KẾ NAMECARD KHÔNG PHẢI LÀ ĐƠN GIẢN.
Nguồn: zonestyle.net