Xem xét các sự kiện có thể được tổ chức hàng năm để ra quyết định các sự kiện được đầu tư mạnh trong năm đó. Doanh nghiệp có thể chọn 1 hoặc nhiều sự kiện. Khoảng 2 sự kiện trong 1 năm là hợp lý hoặc ít nhất là 1 sự kiện. Các sự kiện nên cách nhau một thời gian phù hợp để có công tác chuẩn bị và có thời gian để đánh giá lại hiệu quả sau sự kiện.

1. Ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới.

Khi xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu mới, có nghĩa là hình ảnh của công ty đã thay đổi Cho nên việc tổ chức một sự kiện để ra mắt hình ảnh mới là rất quan trọng. Đây là cơ hội để quảng bá hình ảnh mới, giúp cho người dùng nhanh chóng cập nhật được hình ảnh mới của mình. Khi chúng ta làm đồng loạt các chương trình nhằm quảng bá hình ảnh mới, sẽ tránh được sự ngỡ ngàng và xa lạ của khách hàng cũ. Và hình ảnh mới xuất hiện đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn sẽ dễ dàng nâng cao niềm tin người tiêu dùng cũ và sẽ được đánh giá cao và dễ tiếp nhận sản phẩm đối với khách hàng mới.

2. Khai trương công ty, văn phòng chi nhánh

Mục đích của sự kiện để thông báo rằng chúng tôi đã có mặt trên thị trường, có mặt tại địa điểm chi nhánh nơi thành lập. Cơ hội để giới thiệu những sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, những sản phẩm chủ lực là gì, thế mạnh của sản phẩm của doanh nghiệp so với những sản phẩm khác. Và quan trọng hơn hết là cách tìm đến chúng tôi bằng cách nào.

3. Kỷ niệm ngày thành lập công ty

Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều cho rằng ngày này rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Vậy thì hãy biến ngày này thành một sự kiện lớn, nhằm tri ân những khách hàng quan trọng của công ty. Ngày để nói lên lời cảm ơn với toàn thể nhân viên đã làm nên một thương hiệu vững mạnh. Tạo thông điệp nhân văn, lan tỏa đến người dùng, những khách hàng tiềm năng rằng chúng tôi làm việc để mang lại những giá trị cao đẹp cho cuộc sống.

4. Quảng cáo theo các ngày lễ lớn

Tại Việt Nam, có rất nhiều ngày lễ lớn trong năm, Đây là cơ hội để chúng ta nắm bắt những ngày lễ phù hợp với loại sản phẩm của doanh nghiệp để lên chương trình quảng bá sản phẩm. Chẳng hạn như chương trình Chào mừng 8-3, 20-10, Chào đón Noel và tết dương lịch,… Tạo bởi: Công ty TNHH Miền Phong Cách – zonestyle.net Trang 3
Tài liệu Tư vấn xây dựng và phát triển thương hiệu

5 Tài trợ cho các chương trình, sự kiện lớn

Doanh nghiệp có thể chọn những chương trình truyền hình, gameshow, các chương trình từ thiện,… gần gũi với ngành nghề của công ty để tài trợ theo chương trình. Thông qua các chương trình đó thì hình ảnh của công ty sẽ được xuất hiện nhiều hơn trên phương tiện truyền thông, sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thân thuộc, gần gũi. Từ đó nâng cao khả năng quyết định được chọn sử dụng sản phẩm của mình hơn.

6. Tổ chức các cuộc thi, trò chơi

Hình thức rút thăm trúng thưởng, tích lũy điểm nhận mã dự thưởng hay những game giải trí online cũng là hình thức quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Ngày này các trò chơi đơn giản, ngắn gọn được sử dụng khá phổ biến trên các ứng dụng điện thoại, máy tính bảng.